[ Tìm Hiểu ] : Nữ bị hói 2 bên trán xử lý như thế nào?

Trong những năm gần đây, không ít chị em phải đối mặt với hiện tượng rụng tóc nhiều. Kết cục là họ cũng gặp phải hiện tượng hói đầu - căn bệnh trước đây chỉ thuộc về đàn ông. Vậy làm sao để tóc mọc trở lại, che đi phần khiếm khuyết “khó nhìn” này và giúp chị em tự tin hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách khắc phục tình trạng nữ bị hói 2 bên trán hiệu quả nhất nhé!

I. Nữ bị hói 2 bên trán biểu hiện như thế nào?

Theo khảo sát, số lượng nữ bị hói 2 bên trán đang ngày một gia tăng. Ngay khi nhận thấy tóc rụng nhiều ở phần trán kèm những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn có nguy cơ cao bị hói trán:

- Tóc rụng nhiều hơn bình thường, nhất là khu vực 2 bên thái dương, rụng trên 100 sợi/ngày.

- Tóc con có mọc mới nhưng ít, dễ rụng và lâu ngày sẽ tạo ra những mảng da đầu bóng nhẵn

- Tóc rụng và không thấy mọc trở lại sau vài tháng xảy ra những biến cố tâm lý, bệnh tuyến giáp, ung thư, uống thuốc điều trị bệnh, mãn kinh, sinh nở,…

II. Nguyên nhân khiến nữ bị hói 2 bên trán

1. Thay đổi nội tiết tố

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nữ bị hói 2 bên trán. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu ở nữ xuất phát từ rối loạn nội tiết tố, mà cụ thể là suy giảm hormone Estrogen. Trong đó, thần kinh nội tiết là yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển của nang tóc. Đây là yếu tố quyết định tuổi thọ, tính chất sợi tóc đẹp xấu, dài ngắn,...

Phụ nữ thường trải qua nhiều biến động khiến thần kinh nội tiết bị rối loạn như quá trình mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, cộng với những áp lực trong công việc và cuộc sống khiến nang tóc suy yếu. Lúc này, chu kỳ phát triển của tóc bị gián đoạn, tóc cũ rụng đi, tóc mới không thể hình thành để thay thế lượng tóc đã mất. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến nữ bị hói 2 bên trán trong thời gian ngắn.  

2. Thiếu dưỡng chất

Việc ăn uống mất cân bằng, ăn kiêng sai cách cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tóc. Khi cơ thể thiếu hụt các chất như protein, sắt,  kẽm, acid béo, vitamin A, C, B2, D sẽ làm tóc chậm phát triển, tóc rụng, khô xơ, chẻ ngọn… thậm chí còn bạc sớm. Vì vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ mái tóc hãy bổ sung cho cơ thể 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất và uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày.

3. Stress kéo dài

Tâm lý cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe của mái tóc chỉ chị em. Khi cơ thể căng thẳng, đối mặt với nhiều áp lực trong thời gian dài, cơ thể sẽ sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể,. Tuy nhiên chất này là chính là tác nhân làm tổn thương nang tóc, gây rụng tóc và hói đầu. Thêm nữa, khi stress, cơ thể sẽ dừng cơ chế sản xuất tế bào mới, hạn chế quá trình trao đổi chất giúp lưu thông máu khiến tóc không có dinh dưỡng, rụng dần. Trong khi đó tóc mới không có cơ hội mọc lại khiến mái tóc càng thưa mỏng.  

Ngoài ra, các yếu tố như lạm dụng hóa chất tạo kiểu, môi trường ô nhiễm, chăm sóc sai cách, bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc,... cũng là “thủ phạm” khiến nữ bị hói 2 bên trán. Vậy nên khi thấy tình trạng tóc rụng nhiều cần có biện pháp khắc phục sớm. Hoặc đến gặp bác sĩ da liễu thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nên nhớ điều trị càng sớm càng tốt bởi sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc lan rộng và giúp tóc mọc trở lại. Nếu để lâu nang tóc sẽ bị teo, thậm chí là mất nang tóc thì sẽ tốn rất nhiều thời gian để cải thiện.

III. Nữ bị hói 2 bên trán khắc phục như thế nào?

Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tóc và da đầu, có thể bằng thử nghiệm kéo. Bác sĩ dùng tay kéo 1 nắm tóc để xem mức độ rụng tóc, khai thác bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng hoặc có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, nội tiết tố androgen, sắt hoặc các chất khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc...

- Sinh thiết da đầu: Kiểm tra phần chân tóc xem nhiễm khuẩn có phải là nguyên nhân gây ra rụng tóc hay không?

- Soi tóc và da đầu dưới kính hiển vi phóng đại 200 lần: Xem mật độ tóc, cấu trúc tóc, lượng dầu trên da đầu, giúp tìm ra bất thường.

1. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Đối với các trường hợp nữ bị hói đầu 2 bên trán dạng nhẹ thì có thể áp dụng các nguyên liệu như dầu dừa, dầu oliu, nước ép hành tây tỏi, bồ kết, nha đam,… Tuy nhiên với phương pháp này phải sử dụng trong thời gian dài, hiệu quả hay không còn tùy vào từng cơ địa mỗi người. Những chị em bị hói 2 bên trán chữa hói thành công bằng phương pháp này chiếm tỷ lệ % tương đối thấp.

2. Sử dụng các loại thuốc trị hói đầu, kích thích mọc tóc

Bên cạnh các nguyên liệu tự nhiên thì việc thăm khám chẩn đoán sử dụng thuốc Tây được xem là giải pháp điều trị có khả năng giảm thiểu tình trạng rụng tóc, hói đầu ở nữ. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường đi kèm với một số tác dụng phụ không mong muốn mà chị em nếu muốn dùng phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ.

- Minoxidil (Rogaine)

Đây là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị hói 2 bên trán ở nữ. Thuốc sẽ có kết quả trong vòng 6 đến 1 năm và cần liên tục sử dụng để duy trì hiệu quả. Đáng nói, có một số tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra khi dùng Minoxidil: đỏ, khô, ngứa, rậm lông ở những vùng không mong muốn như mặt, má.

- Finasteride và dutasteride

Là 2 sản phẩm được FDA chấp thuận để điều trị chứng hói đầu ở nam giới. Thế nhưng một số bác sĩ lại khuyên dùng chúng cho nữ bị hói 2 bên trán. Còn rất nhiều tranh cãi về 2 loại thuốc này bởi 1 phần chúng gây ra tác dụng phụ như nhức đầu, bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nam.

- Spironolactone (Aldactone)

Là thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng ngăn chặn sản xuất androgen và giúp tóc mọc lại ở phụ nữ. Thuốc này cũng để lại tác dụng phụ, bao gồm: mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, ngực chảy xệ. Bạn cần chú ý cần kiểm tra huyết áp và điện giải thường xuyên. Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai thì không nên sử dụng thuốc này bởi nó gây dị tật bẩm sinh.

3. Cách khắc phục nữ bị hói 2 bên trán bằng cấy tóc tự thân

Cấy tóc tự thân là phương pháp phù hợp cho nữ bị hói 2 bên trán lâu năm, đã mất nang tóc, để lại mảng hói mất thẩm mỹ. Đây là phương pháp hiện đại, sử dụng công nghệ cao lấy chính các nang tóc khỏe mạnh ở vùng sau gáy nhiều tóc của khách hàng để cấy vào vùng 2 bên trán bị hói. Quá trình thực hiện cấy tóc nhanh chóng chỉ mất 4-5 giờ mà không phải nằm viện, ít xâm lấn, không chảy máu và không đau.

Sau khi cấy tóc từ 2 - 3 tháng các nang tóc mới này nhanh chóng ổn định và phát triển lấp đầy 2 bên trán của bạn bởi các sợi tóc dài mượt tự nhiên mà không để lại sẹo hay di chứng nào. Nhờ đó, chấm dứt hoàn toàn tình trạng hói 2 bên trán ở nữ, giúp chị em sở hữu mái tóc dày đẹp, chắc khỏe tự nhiên và tự tin tỏa sáng.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục khi nữ bị hói 2 bên trán để bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp cho chị em lựa chọn được một phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Để được kiểm tra, thăm khám và có phác đồ phù hợp với tình trạng hói 2 bên trán của bản thân, bạn có thể tới trực tiếp tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hoặc gọi theo số hotline 024 3219 1111. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.