Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 và cách khắc phục hiệu quả
Ở tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có nhiều biến đổi, trong đó không quên nhắc đến hiện tượng rụng tóc nhiều. Đây đang là nỗi lo của rất nhiều các bạn trẻ. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 và tìm ra cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây.
I. Dấu hiệu nhận biết rụng tóc tuổi 18
Trung bình, một người bình thường có thể rụng khoảng 25 – 100 sợi/ngày. Tuy nhiên, mức độ rụng ở tuổi 18 có thể lên tới hơn 100 sợi/ngày. Kèm theo đó là các biểu hiện khác như: ngứa đầu, gàu, viêm đỏ chân tóc, tóc khô xơ,…
Các dạng rụng tóc điển hình ở tuổi 18:
- Rụng tóc từng mảng: Tình trạng này sẽ khiến tóc rụng thành mảng, kích thước nhỏ bằng đồng xu. Vùng da rụng tóc sẽ trơn nhẵn mà không có dấu hiệu ngứa rát hay viêm nhiễm.
- Rụng tóc toàn thể: Toàn bộ vùng tóc trên da đầu có thể sẽ rụng hoàn toàn.
- Rụng tóc toàn bộ: Đây là tình trạng tóc, lông mày và vùng lông khác trên cơ thể bị rụng.
II. Tác động của rụng tóc tuổi 18 tới thanh niên ngày nay
Tùy theo từng nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 mà hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài đến khi trưởng thành. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn những bất ổn trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới lứa tuổi mới lớn như:
- Ảnh hưởng tới tâm lý
Tóc bị rụng nhiều tác động tới tâm lý khiến các bạn trẻ lo lắng, mất tự tin. Chính điều này dẫn đến việc mất tập trung trong học tập. Đặc biệt, nhiều trường hợp rụng tóc nhiều lộ mảng da đầu khiến các bạn sống khép kín, ngại giao tiếp vì sợ bị trêu chọc.
- Nguy cơ hói đầu
Tình trạng rụng kéo dài nếu không can thiệp có thể gây tình trạng hói đầu. Nhiều trường hợp hói tóc diện rộng để lại biến chứng lớn ảnh hưởng tới ngoại hình và tâm lý giới trẻ.
III. Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18
1. Rối loạn nội tiết tố
Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 phổ biến nhất là do sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể. Vì khi ở độ tuổi này, chất Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên một cách đột ngột ở cả nam lẫn nữ nó khiến nang tóc bị teo nhỏ, suy yếu, gây hiện tượng rụng tóc.
2. Thiếu dưỡng chất
Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở tuổi 18 cũng là nguyên nhân khiến tóc xơ rối, rụng nhiều. Điều này xuất phát từ việc cơ thể thiếu 1 số nhóm chất quan trọng như vitamin B, C, sắt, protein, kẽm, omega 3,... Cùng với đó, thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều snack, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,... cũng là tác nhân làm rụng tóc.
3. Dùng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Việc dùng dầu gội, kem ủ có chứa các chất tẩy rửa mạnh đều gây tổn thương nang tóc. Bởi lẽ, ở lứa tuổi này da đầu của bạn đang ở trạng thái rất nhạy cảm. Chính vì thế sẽ dễ dàng bị tác động bởi các thành phần hóa học có trong những sản phẩm chăm sóc tóc này. Nếu tiếp tục sử dụng thì tóc sẽ yếu, xơ xác, thiếu sức sống, cuối cùng là gãy rụng.
4. Di truyền
Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18. Theo đó, nếu ông bà, cha mẹ từng có tiền sử bị hói đầu thì thế hệ con cháu F1, F2 có khả năng mắc chứng rụng tóc rất cao.
5. Căng thẳng
Áp lực học tập, thi cử, căng thẳng kéo dài sẽ khiến nội tiết rối loạn, gây rụng tóc. Cùng với đó, việc buộc tóc chặt, tết tóc cầu kỳ, cột đuôi ngựa,...cũng khiến chân tóc bị kéo, gây suy yếu nang tóc.
6. Nguyên nhân khác
Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc trị mụn trứng cá, thuốc giảm cân, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị ung thư hay mắc các bệnh lý: Nấm da đầu, vảy nến, viêm da dầu ở đầu, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang… đều sẽ gây rụng tóc. Ngoài ra một số tác nhân khác như lạm dụng hóa chất tạo kiểu, ô nhiễm môi trường, nguồn nước,... cũng là tác nhân gây hại cho tóc.
IV. Biện pháp khắc phục rụng tóc tuổi 18
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung đủ dưỡng chất hàng ngày là cách khắc phục và phòng ngừa chứng rụng tóc ở tuổi 18 rất hiệu quả. Các bạn nên bổ sung các nhóm dinh dưỡng dưới đây để tóc chắc khỏe và ngừa tình trạng rụng tóc có thể xảy ra.
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C: cam, táo, bưởi, rau xanh,…
- Thực phẩm nhiều vitamin E: rau bina, bông cải xanh, bơ,…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B1, B6: hạnh nhân, đậu xanh, đậu đen,…
- Thức ăn giàu sắt: củ dền, gan, cà chua, các loại hạt,…
- Uống từ 2 – 2,5 lít/ngày.
2. Chế độ chăm sóc đúng cách
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng để hạn chế tình trạng rụng tóc, bạn cần thực hiện:
- Gội đầu đúng cách bằng loại dầu gội dịu nhẹ, an toàn và phù hợp với chất tóc, da đầu
- Không tự ý dùng các loại thuốc kích thích mọc tóc khi chưa nhận được chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế dùng các loại hóa chất tạo kiểu và tác dụng nhiệt quá mức lên mái tóc
- Không nên buộc tóc quá chặt gây ảnh hưởng da đầu và dễ gãy tóc.
- Dùng tinh dầu tự nhiên thoa lên da đầu hoặc gội đầu bằng bồ kết, kết hợp massage da đầu mỗi ngày.
- Đắp mặt nạ thiên nhiên cũng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc. Cách này sẽ bổ sung các vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên ngoài. Đồng thời cũng giúp mái tóc có sức tự bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác.
3. Dùng thuốc chữa rụng tóc
Dùng thuốc chữa rụng tóc tóc là cần thiết nếu như các phương pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi ở dạng dung dịch lỏng hay thuốc uống. Chẳng hạn như:
- Minoxidil: Dùng bôi trực tiếp lên da đầu mỗi ngày 2 lần
- Spironolactone
- Corticosteroid tiêm
- Ketoconazole dạng kem bôi hoặc dầu gội
Các thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng quá liều. Điều quan trọng là bạn cần được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng những loại thuốc này. Không nên tự ý mua thuốc ngoài các cửa hiệu thuốc về điều trị mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
4. Thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa
Trước tiên, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 bằng cách:
- Khám và kiểm tra lịch sử bệnh tật
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra công thức máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây rụng tóc từ bên trong. Bao gồm các vấn đề như thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn nội tiết hay các bệnh lý ở tuyến giáp.
- Soi nang tóc và da đầu dưới kính hiển vi phóng đại 200 lần kiểm tra tình trạng dầu, mật độ tóc, cấu trúc tóc, gàu ngứa hay bệnh da đầu.
- Làm sinh thiết da đầu: Một mẩu da đầu nhỏ được lấy ở khu vực rụng tóc sẽ được đem vào phòng thí nghiệm làm sinh thiết để kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay các dấu hiệu tăng sinh tế bào bất thường.
Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 cũng như mức độ, tình trạng sẽ giúp cho quá trình điều trị được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu các bạn trẻ bị rụng tóc nhiều, mất nang tóc và đã xuất hiện mảng hói, tóc không mọc lại hoặc mọc lại yếu và dễ rụng thì cách tốt nhất để khắc phục chính là áp dụng công nghệ cấy tóc tự thân.
Ưu điểm:
- Khắc phục triệt để tình trạng hói đầu, rụng tóc do bẩm sinh, di truyền hay do quá trình sinh sản, dùng thuốc,…chỉ sau 3 tháng.
- Giúp tóc dày chắc khỏe và đều như các vùng tóc khác.
- Độ tương thích cao, nang tóc thật an toàn, không biến chứng.
- Phục hồi nhanh, không cần nghỉ dưỡng.
- Giảm thiểu tối đa nguy cơ rụng tóc trở lại.
Hy vọng với nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng rụng tóc của bản thân và tìm ra giải pháp khắc phục nhanh chóng. Nếu chưa biết khám chữa rụng tóc ở đâu uy tín, hãy tới ngay các cơ sở chuyên khoa như Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để thăm khám hoặc gọi hotline 0243 219 1111 để được đội ngũ bác sĩ của tư vấn chi tiết.