Nguyên nhân hói đầu ở nam giới và giải pháp khắc phục
Chứng hói đầu khiến nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm về diện mạo bản thân. Nhất là những nam thanh niên trẻ tuổi. Vì vậy nhu cầu tìm cách cải thiện tình trạng “đất trống đồi trọc” càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân hói đầu là gì và cách khắc phục hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân hói đầu dưới góc nhìn chuyên gia
Trên các diễn đàn làm đẹp không khó bắt gặp những câu hỏi nguyên nhân hói đầu? Cách khắc phục ra sao? Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra thì nhiều nhưng lời giải đáp nhận lại thì không đáp ứng hết thắc mắc của mọi người. Dưới đây là chia sẻ của Ths.BS Nguyễn Quốc Tuấn - Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất.
1. Do yếu tố di truyền và DHT
Hói đầu thường xuất hiện ở nam giới và thường được gọi là rụng tóc do nội tiết tố nam. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân cận huyết bị hói, bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể cơ chế hói tóc di truyền ra đâu? Thế nhưng hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến DHT, chiếm 80% trường hợp hói đầu sớm ở nam giới.
DHT là hormone được sinh ra từ sự chuyển hóa testosterone. Khi tăng sinh sẽ gây dư thừa DHT. DHT trong máu tăng cao tác động vào vùng da xung quanh nang tóc ngăn không cho chất dinh dưỡng đi vào nuôi dưỡng nang tóc. Theo thời gian, nang tóc bị co lại, lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn. Hệ quả là chu trình phát triển của sợi tóc bị gián đoạn (giai đoạn mọc ngắn hơn bình thường), tóc rụng dần và khó mọc trở lại.
Tùy thuộc vào tiền sử gia đình mà biểu hiện của hói đầu có thể bắt đầu từ sớm. Trước đây, hói đầu thường gặp ở người 40 hay 50 tuổi. Nhưng ngày nay chúng ta còn nhìn thấy một số trường hợp bị hói đầu ở tuổi 20 - 30.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc đặc trị cũng có tác dụng phụ gây rụng tóc nhiều, hói đầu. Tuy nhiên, tình trạng sẽ được cải thiện khi người bệnh ngừng dùng thuốc. Một số thuốc chữa bệnh có thể khiến bạn rụng tóc như:
- Thuốc hóa trị, xạ trị
- Thuốc chống nấm
- Thuốc giảm Cholesterol
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Thuốc huyết áp như thuốc chẹn Beta và thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chống đông máu
3. Chịu căng thẳng, áp lực
Căng thẳng, áp lực, stress kéo dài không chỉ là nguyên nhân gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể mà nó còn sản sinh ra các hormone đặc biệt làm rối loạn quá trình luân chuyển máu. Từ đó làm chậm quá trình phát triển của tóc, gây chứng rụng tóc, hói đầu.
4. Nguyên nhân hói đầu là do thiếu chất
Để có một mái tóc chắc khỏe thì nguồn dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều nam giới chưa ý thức được lợi ích của việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày khiến cơ thể. Họ ăn uống với khẩu phần ăn không khoa học, bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ăn không đúng bữa nên bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Điển hình là kẽm, sắt, vitamin nhóm B; vitamin H (Biotin); omega-3; omega-6… Do đó, tóc thiếu sức sống, suy yếu và gãy rụng.
5. Bệnh lý da đầu
Người bệnh bị nấm, nhiễm khuẩn, viêm da đầu sẽ thấy xuất hiện các nốt sần, vảy gàu hoặc mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu để lâu không chữa, các mụn nước bị vỡ, vảy gàu lan rộng, tóc ngày càng trở nên yếu, dễ gãy rụng hơn.
Ngoài những nguyên nhân hói đầu trên đây còn rất nhiều yếu tố khác tác động tới nang tóc và sự phát triển của sợi tóc. Chẳng hạn như chăm sóc tóc sai cách, lạm dụng chất kích thích, đồ có cồn, hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, bệnh lý cơ thể,... Tuy nhiên, dù nguyên nhân hói đầu là gì thì bạn cũng cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
II. Điều trị hói đầu ở nam giới như thế nào?
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ thì việc điều trị hói đầu cũng không còn phức tạp như trước kia.
1. Điều trị hói đầu bằng phương pháp tự nhiên
Với trường hợp vẫn còn nang tóc, bạn muốn kích thích mọc tóc mới để “phủ xanh đồi trọc” thì có thể thử một số biện pháp tự nhiên như:
- Massage
Thường xuyên massage da đầu sẽ giúp máu lưu thông, thư giãn đầu óc và tạo điều kiện để môi trường tóc mọc khỏe mạnh. Bạn chỉ cần dùng phần đầu ngón tay massage nhẹ nhàng khắp đầu hoặc kết hợp với tinh dầu ấm sẽ làm tăng hiệu quả chăm sóc, phục hồi.
- Sử dụng tinh dầu để ủ tóc
Một số loại tinh dầu phổ biến hiện nay có công dụng kích thích nang tóc phát triển như dầu jojoba, tinh dầu oải hương, dầu oliu, dầu dừa, tinh dầu bưởi… không những giúp tóc khỏe mà còn tăng độ bóng mượt cho tóc.
- Sống tích cực và tránh xa chất kích thích
Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nói không với thực phẩm chứa chất kích thích. Đồng thời, tập luyện thể thao điều độ và nghỉ ngơi hợp lý là bạn đã trải nền cho cơ thể khỏe mạnh chống chọi với chứng hói đầu rồi đấy.
Nếu muốn cải thiện tình trạng hói đầu hiện tại bằng phương pháp tự nhiên thì nên lập kế hoạch dài hạn và kiên trì trong thời gian dài. Bạn cần biết rằng, áp dụng cách này phải mất một vài tháng cho tới vài năm mới nhận thấy sự thay đổi và có thể không được như bạn kỳ vọng.
2. Dùng thuốc
Không thể phủ nhận sự tiện lợi và công dụng của thuốc mọc tóc. Hiện trên thị trường có khá nhiều loại thuốc khác nhau (dạng viên, thuốc bôi, serum,...) và có thể dễ dàng đặt mua online, mua tại các cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng cần cẩn trọng để không mua phải hàng giả, kém chất lượng, tránh “tiền mất tật mang”.
Ngoài ra, một số loại thuốc kích thích mọc tóc cũng để lại tác dụng phụ nếu dùng sai cách hay quá liều lượng cho phép. Chẳng hạn như rối loạn huyết áp, rối loạn nhịp tim, cơ thể ứ nước, chàm da, kích ứng, suy giảm thị lực, giảm ham muốn… Vì vậy, khi dùng thuốc cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
3. Cấy tóc tự thân
Trường hợp đã áp dụng những cách trên mà tóc vẫn tiếp tục rụng và không mọc mới. Xuất hiện nhiều mảng hói đầu trắng xóa trên đầu, nang tóc bị mất không thể phục hồi và dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn thì bạn nên tham khảo phương pháp cấy tóc tự thân.
Các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng tóc và da đầu để xác định số nang tóc cần cấy ghép. Sau đó, sử dụng thiết bị chuyên dụng lấy nang tóc sau gáy để chiết tách, chọn nang tóc khỏe mạnh và cấy vào vùng hói đầu. Quá trình thực hiện chỉ mất 3 – 5 giờ và không hề gây đau đớn vì đã được tiêm tê cục bộ. Nang tóc được lấy tự thân nên tăng độ tương thích, giảm đào thải và đem đến hiệu quả phục hồi nhanh chóng.
Tóc mới duy trì các đặc tính sinh học của tóc thật, sẽ không bị rụng và hoại tử. Về sau, khi tóc mọc ổn định (khoảng 9 tháng - 1 năm), bạn có thể thoải mái tạo kiểu, nhuộm bình thường.
Vì vậy có thể nói cấy tóc tự thân là cách tối ưu và an toàn nhất để khắc phục tình trạng hói đầu. Không những vậy, phương pháp này còn giúp cải thiện các vầng trán quá cao, trán dô, sẹo trên da đầu vô cùng hiệu quả.
Nếu bạn đang bị hói đầu đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và thử áp dụng những phương pháp trên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn nắm được nguyên nhân hói đầu và tìm được phương pháp điều trị dứt điểm.
Tham khảo: Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc tự thân
Để được tư vấn miễn phí về công nghệ cấy tóc tự thân cũng như hiểu rõ về tình trạng hói đầu của bản thân, vui lòng liên hệ với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 024 3219 1111. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.